Xây Dựng Thiên Long

0965 565 579
xu ly moi truong
Japanese
chinese
Korean
English
Tiếng việt
Video
Hỗ trợ trực tuyến

0965 565 579 (Hotline bán hàng)

0899.450.339 (Tư vấn kỹ thuật)

Email: moitruongthienlongco@gmail.com

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm

Ngày đăng: 31-08-2023 | 14:51:33

Việc ra đời của nhiều công ty sản xuất mỹ phẩm như vậy thải ra môi trường một lượng lớn nước thải, do sử dụng nhiều hóa chất trong quy trình sản xuất mà nước thải ngành hóa mỹ phẩm rất độc hại. Các loại nước thải ra trong quá trình sản xuất các sản phẩm như: dầu gội, xà phòng, sữa tắm, dầu xả, kem đánh răng..

Nếu không được xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm thì hàm lượng ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường rất lớn.

 

Ngành sản xuất hóa mỹ phẩm

 

Ngành sản xuất hóa mỹ phẩm là một trong những ngành phát triển tương đối nhanh. Hiện nay, trên thế giới, nhu cầu sử dụng các sản phẩm tẩy rửa, nhu cầu thẩm mỹ của con người ngày một tăng cao.

Các công ty sản xuất mỹ phẩm nổi tiếng cũng xuất hiện ngày một nhiều hơn và ở Việt Nam, các thương hiệu được nhiều người tiêu dùng tin cậy như P&G, Unilever, Colgate & Palmolive… Do những nhu cầu của con người sử dụng các sản phẩm từ mỹ phẫm ngày càng tăng nên các công ty sản xuất mỹ phẩm hình thành nhiều hơn, số lượng sản xuất gia tăng nhiều.

Nước thải hóa mỹ phẩm chủ yếu bị ô nhiễm về mặt hoá hoc, chủ yếu chứa các chất hoạt động bề mặt, acid béo, dầu dừa, chất phụ gia, chất tăng hoạt tính tẩy rửa, tác nhân tẩy trắng, muối khoáng, cặn lơ lững, … Nguồn nước thải hóa mỹ phẩm chủ yếu phát sinh từ quá trình rửa thiết bị và đường ống vào cuối ca hay do việc thay đổi sản phẩm trong quá trình sản xuất.

Nước thải hóa mỹ phẩm có đặc điểm có độ biến động lớn về thành phần, lưu lượng, nồng độ các chất ô nhiễm và tính chất nước thải, xuất phát tùy thuộc vào tình hình và đặc điểm hoạt động sản xuất của nhà máy.

Vì vậy mà các vấn đề về môi trường cũng phát sinh nhiều hơn, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của con người, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước do nước thải ngành hóa mỹ phẩm thải ra ngoài môi trường mà chưa được xử lý hay xử lý chưa triệt để. Chính vì thế mà các nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm cần phải được thiết kế hệ thống xử lý nước thải hóa mỹ phẩm là hết sức cần thiết.

 

Thành phần và tính chất của nước thải hóa mỹ phẩm

 

Hiện nay mỹ phẩm trong nước rất đa dạng và nguyên liệu sản xuất cũng phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Các thành phần chính trong nguyên liệu được ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm có khả năng gây ô nhiễm có thể kể đến:

  • Một số loại dầu như parafin NAS-4,  dầu ô liu, dầu dừa,..
  • Axit béo: stearic, erunic, distilled palm, lauric
  • Chất hoạt động bề mặt như AES, APG, ALS
  • Một số phụ gia như aratone, carbonate silicate, polyphophaste

 

Bạn đang muốn thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải hóa mỹ phẩm? Bạn đang muốn tìm kiếm một hệ thống phù hợp với quy mô công suất của doanh nghiệp? Đừng lo ngại, Thiên Long sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất. Quý khách hàng vui lòng cho chúng tôi biết thêm thông tin qua một vài câu hỏi khảo sát dưới đây, để cùng tìm ra giải pháp phù hợp nhất nhé!

 

BẢNG KHẢO SÁT TÍNH TOÁN GIÁ XỬ LÝ NƯỚC THẢI HÓA MỸ PHẨM

 

STT

CÂU HỎI KHẢO SÁT

1

Hệ thống hiện hữu: Làm mới, cải tạo, nâng công suất, di dời?

2

Ngành nghề sản xuất?

3

Nguồn gốc phát sinh?

4

Giờ sản xuất: giờ /ngày, ca làm việc: ca/ngày?

5

Lưu lượng trung bình : m3/ngày đêm, lưu lượng tối đa: m3/ ngày đêm?

6

Tính chất nước thải : PH….., BOD (mg/l)……, COD(mg/l)….., TSS(mg/l)……., Amoni(mg/l)…., N(mg/l)……, Độ màu……?

7

Diện tích cho phép : Dài (m)….. x Rộng (m) …..x Cao (m)….. , diện tích m2 …….?

8

Đường ống thu gom: có hay không? (nếu có) chiều dài…., đường kính…., loại ống phi…..?

9

Đường ống thoát sau xử lý : có hay không? (nếu có) chiều dài….., đường kính.…., loại ống phi….…..?

10

Nguồn thải ra: Khu công nghiệp/ Cụm công nghiệp… Hệ thống thoát nước…….Kênh, rạch/ Ao hồ……, Khác…..?

11

Quy chuẩn áp dụng: QCVN 40:2011….., QCVN 14:2008….., Quy chuẩn khác……

12

Hình ảnh, video về hiện trạng vị trí phát sinh nước thải, bản vẻ mặt bằng vị trí lắp đặt nếu có?

13

Yêu cầu về vật liệu sản phẩm: Xây gạch, đổ bê tông, sắt, tole kẽm, hay inox gì?

14

Nguồn điện cấp cho tủ điện hệ thống, máy, chủ đầu tư kéo hay nhà cung cấp kéo? nếu nhà cung cấp kéo thì dài là bao nhiêu mét? dây bao nhiêu chấm, loại gì có yêu cầu không? Điện 220V hay 380V?

15

Nguồn nước cấp cho hệ thống, máy, chủ đầu tư kéo hay nhà cung cấp kéo ? nếu nhà cung cấp kéo thì dài là bao nhiêu mét? ống phi bao nhiêu, loại gì có yêu cầu không?

16

Vị trí lắp đặt xe cẩu, xe tải có lối vào để hạ máy không, hoặc lối vào bao nhiêu mét?

17

Khách hàng liên hệ từ: website …, Sự giới thiệu…..Mạng xã hội/Youtube…. Khác….?

18

Tiêu chí ưu tiên : Chất lượng……. Tiến độ…….Giá thành……Nhiều phương án……?

19

Địa chỉ lắp đặt hệ thống xử lý nước thải?

20

Yêu cầu khác nếu có? về tiêu chuẩn môi trường ?  ….

 

 

Nước thải hóa mỹ phẩm chủ yếu ô nhiễm về mặt hóa học, chủ yếu chứa các chất hoạt động bề mặt, hàm lượng cặn lơ lửng, một vài hóa chất có trong thành phần nguyên liệu. Nguồn nước thải chủ yếu sinh ra trong quá trình rửa thiết bị vào đường ống vào cuối ca hay thay đổi sản phẩm cùng với một số loại nguyên liệu tồn lưu.

Ngoài ra còn có nguồn nước thải từ khu nhà ăn, khu vệ sinh… và nước thải sinh hoạt của công nhân từ các khu này cần phải có hệ thống xử lý riêng.

Những phương pháp cơ bản xử lý nước thải hóa mỹ phẩm

 

Xử lý nước thải hóa mỹ phẩm bằng phương pháp lý học

 

Trong nước thải thường chứa một lượng lớn các chất ở dạng lơ lửng không tan. Những chất này gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh vật, con người. Để loại bỏ những chất này ra khỏi nguồn nước thải thường ử dụng các thiết bị, máy móc nhằm xử lý một phần các chất ô nhiễm này, ví dụ như song chắn rác, lưới chắn rác,…

 

Xử lý nước thải hóa mỹ phẩm bằng phương pháp hóa học và hóa lý

 

Phương pháp này sử dụng các chất hóa học để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nguồn nước, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý sinh học diễn ra tốt hơn. Sử dụng phương pháp trung hòa để điều chỉnh lại độ pH tối ưu nhất cho quá trình xử lý và phương pháp keo tụ - tạo bông giúp cho quá trình lắng cặn diễn ra được tối ưu nhất

 

Xử lý nước thải hóa mỹ phẩm bằng phương pháp sinh học

 

Dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải. Mục đích của quá trình này là:

  • Chuyển hóa các chất hòa tan và những chất dễ phân hủy sinh học thành những sản phẩm cuối cùng có thể chấp nhận được.
  • Hấp thụ và kết tụ cặn lơ lửng và chất keo không lắng thành bông sinh học hay màng sinh học.
  • Chuyển hóa/ khử dinh dưỡng như nito, phospho.
  • Trong một số trường hợp khử những hợp chất và những thành phần hữu cơ dạng vết.

 

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm

 

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm

 

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm

 

Nước thải hóa mỹ phẩm được đưa qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn trong nước thải ra khỏi đường ống tránh làm tắc nghẽn các công trình xử lý phía sau. Rác thu gom được đem đi xử lý.

Nước thải được dẫn sang bể tách dầu để loại bỏ bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ các chất bẩn có trong nước thải nhờ sự xáo trộn đều dòng thải của thiết bị sục khí đặt trong bể. Đồng thời tránh sự lắng cặn và xả ra hiện tượng phân hủy kỵ khí dưới đáy bể.

Sau khi ra khỏi bể điều hòa, nước thải được dẫn sang bể tuyển nổi để loại bỏ một phần cặn lơ lửng và các chất hoạt động bề mặt.

Sau đó nước thải được dẫn về bể keo tụ tạo bông để kết dính các hạt keo trong nước thải thành bông cặn có kích thước lớn và nặng hơn, giúp cho quá trình lắng cặn ở bể lắng 1 diễn ra tốt hơn. Bùn cặn sau lắng được đưa về bể chứa bùn để xử lý.

Tiếp theo của quá trình xử lý nước thải hóa mỹ phẩm là xử lý sinh học kỵ khí. Tại bể UASB, các chất hoạt động bề mặt, chất hữu cơ mạch dài được cắt mạch và được phân hủy thành các chất vô cơ đơn giản nhờ sự hoạt động của các vi sinh vật kỵ khí trong bể.

Hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải hóa mỹ phẩm được giảm đáng kể. Ngoài ra trong bể còn xảy ra quá trình khử N và P.

Do bể UASB không xử lý triệt để được các chất hữu cơ trong nước thải hóa mỹ phẩm nên sau đó nước thải được dẫn qua bể xử lý sinh học để loại bỏ triệt để chất hữu cơ còn xót lại. Các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải hóa mỹ phẩm thành các chất vô cơ đơn giản trong điều kiện được cung cấp đầy đủ oxi.

Nước thải sau xử lý sinh học được dẫn qua bể lắng 2 để lắng cặn sinh học vừa hình thành. Bùn cặn sau lắng một phần được tuần hoàn vể bể Aerotank để đảm bảo mật độ sinh khối, một phần được đưa về bể chứa bùn để xử lý.

Phần nước trong sau bể lắng có đầu ra đạt chuẩn xa thải cho phép QCVN 40:2011/BTNMT.

 

Thông tin liên hệ đơn vị có khả năng xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm

 

Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển TM XD Thiên Long. Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sĩ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng khi xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm và tìm các phương án xử lý nước thải sản xuất hóa mỹ phẩm chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.

  • Với phương châm: “Uy tín, chất lượng là hàng đầu” Thiên Long mang đến cho quý khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cần thiết của quý khách.
  • Quý khách hàng có công trình, dự án cần tư vấn, hãy gọi ngay qua hotline 0965.565.579 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất và tận tình nhất.

 

  •  

Bài viết liên quan
Hãy gọi cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua zalo
Facebook messenger

0965 565 579

Hỗ trợ online