0965 565 579 (Hotline bán hàng)
0899.450.339 (Tư vấn kỹ thuật)
Ngày đăng: 29-08-2023 | 16:24:46
Làng nghề gốm sứ ở nước ta đã tồn tại và phát triển từ rất lâu, đây chủ yếu là những làng nghề thủ công. Ở nước ta, làng nghề thủ công rất đa dạng và hiện cả nước có 1450 làng nghề phân bố ở các tỉnh và cả trong thành phố. Các loại hình ngành nghề thủ công cũng rất đa dạng, phong phú nhưng chủ yếu là các ngành như: gốm sứ mỹ nghệ, sản xuất mây, tre đan, dệt vải, tranh tượng,… đặc biệt là sản xuất gốm sứ mỹ nghệ rất được nhiều người yêu thích và đã tạo được chỗ đứng trên thị trường.
Bên cạnh sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các ngành nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam thì vấn đề cần phải được quan tâm bên cạnh đó là ô nhiễm môi trường từ các làng nghề. Hiện nay, các chất thải phát sinh từ nhiều làng nghề đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là nước thải làng nghề gốm sứ. Khi lượng nước thải trong quá trình sản xuất được xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường sẽ có những tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của người dân.
Nước thải làng nghề gốm sứ được phát từ:
Thành phần gây ô nhiễm trong nước thải sản xuất là chất rắn lơ lửng. Các chất rắn lơ lửng khi thải ra môi trường sẽ làm mất mỹ quan, cản trở sự truyền sáng từ đó ngăn cản quá trình trao đổi oxy trong môi trường nước.
Nước thải sinh hoạt của người dân tại khu vực đặc trưng là chứa nhiều chất lơ lửng, dầu mỡ (từ nhà bếp), nồng độ chất hữu cơ cao (từ nhà vệ sinh), nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước. Ngoài ra, khi tích tụ lâu ngày, các chất hữu cơ này sẽ bị phân hủy gây ra mùi hôi thối.
Bạn đang muốn thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải làng nghề gốm sứ? Bạn đang muốn tìm kiếm một hệ thống xử lý nước thải phù hợp với quy mô công suất của doanh nghiệp? Đừng lo ngại, Thiên Long sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất. Quý khách hàng vui lòng cho chúng tôi biết thêm thông tin qua một vài câu hỏi khảo sát dưới đây, để cùng tìm ra giải pháp phù hợp nhất nhé!
BẢNG KHẢO SÁT TÍNH TOÁN GIÁ XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ GỐM SỨ
STT |
CÂU HỎI KHẢO SÁT |
1 |
Hệ thống hiện hữu: Làm mới, cải tạo, nâng công suất, di dời? |
2 |
Ngành nghề sản xuất? |
3 |
Nguồn gốc phát sinh? |
4 |
Giờ sản xuất: giờ /ngày, ca làm việc: ca/ngày? |
5 |
Lưu lượng trung bình : m3/ngày đêm, lưu lượng tối đa: m3/ ngày đêm? |
6 |
Tính chất nước thải : pH….., BOD (mg/l)……, COD(mg/l)….., TSS(mg/l)……., Amoni(mg/l)…., N(mg/l)……, Độ màu……? |
7 |
Diện tích cho phép : Dài (m)….. x Rộng (m) …..x Cao (m)….. , diện tích m2 …….? |
8 |
Đường ống thu gom: có hay không? (nếu có) chiều dài…., đường kính…., loại ống phi…..? |
9 |
Đường ống thoát sau xử lý : có hay không? (nếu có) chiều dài….., đường kính.…., loại ống phi….…..? |
10 |
Nguồn thải ra: Khu công nghiệp/ Cụm công nghiệp… Hệ thống thoát nước…….Kênh, rạch/ Ao hồ……, Khác…..? |
11 |
Quy chuẩn áp dụng: QCVN 40:2011….., QCVN 14:2008….., Quy chuẩn khác…… |
12 |
Hình ảnh, video về hiện trạng vị trí phát sinh nước thải, bản vẻ mặt bằng vị trí lắp đặt nếu có? |
13 |
Yêu cầu về vật liệu sản phẩm: Xây gạch, đổ bê tông, sắt, tole kẽm, hay inox gì? |
14 |
Nguồn điện cấp cho tủ điện hệ thống, máy, chủ đầu tư kéo hay nhà cung cấp kéo? nếu nhà cung cấp kéo thì dài là bao nhiêu mét? dây bao nhiêu chấm, loại gì có yêu cầu không? Điện 220V hay 380V? |
15 |
Nguồn nước cấp cho hệ thống, máy, chủ đầu tư kéo hay nhà cung cấp kéo ? nếu nhà cung cấp kéo thì dài là bao nhiêu mét? ống phi bao nhiêu, loại gì có yêu cầu không? |
16 |
Vị trí lắp đặt xe cẩu, xe tải có lối vào để hạ máy không, hoặc lối vào bao nhiêu mét? |
17 |
Khách hàng liên hệ từ: website …, Sự giới thiệu…..Mạng xã hội/Youtube…. Khác….? |
18 |
Tiêu chí ưu tiên : Chất lượng……. Tiến độ…….Giá thành……Nhiều phương án……? |
19 |
Địa chỉ lắp đặt hệ thống xử lý nước thải? |
20 |
Yêu cầu khác nếu có? về tiêu chuẩn môi trường ? …. |
Hiện nay các chất thải phát sinh từ các làng nghề đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đặc biệt là nước thải làng nghề gốm sứ xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường đang làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của người dân.
Một trong những vấn đề đáng quan tâm tại các làng nghề gốm sứ hiện nay đó chính là ô nhiễm không khí. Nguyên nhân gây ra chính là những lò nung than thủ công chiếm số lượng lớn trong làng nghề gốm sứ. Hầu hết các làng nghề đề sử dụng than củi và than đá gây ra ô nhiễm không khí như bụi và hơi nước, SO2, CO2, CO và NOX là hết sức phổ biến.
Các khí CO2 và NOX là các tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, các khí độc hại này còn được sinh ra trong quá trình phân hủy yếm khí các hợp chất hữu cơ có trong nước thải.
Ngoài ra còn do hoạt động giao thông của người dân, xe vận chuyển nguyên vật liệu vào các làng gốm sứ dẫn đến phát sinh một lượng bụi lớn. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất gốm sứ những hóa chất dùng để nâng cao chất lượng bảo quản sản phẩm, để làm chất liệu men, sơn vẽ,… cũng gây ảnh hưởng tới môi trường không khí.
Hiện nay, tình trạng phổ biến của các hộ, cơ sở sản xuất nghề ở nông thôn là sử dụng ngay diện tích ở làm nơi sản xuất. Khi quy mô sản xuất tăng lên hoặc sử dụng thiết bị, hóa chất đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề. Cho đến nay, phần lớn nước thải làng nghề gốm sứ đều được thải thẳng ra ngoài không qua bất kỳ khâu xử lý nào. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các làng nghề gốm sứ ngày càng tồi tệ hơn.
Nguồn nước thải chủ yếu ở làng nghề gốm sứ là nước thải sinh hoạt và nước thải do quá trình ngâm đất để tách các tạp chất, một phần do hoạt động nhào trộn than để chuẩn bị cho quá trình nung. Nước thải làng nghề gốm sứ khi xả thải ra ngoài sẽ tồn đọng ở cống rãnh và thường bị phân hủy yếm khí gây ô nhiễm không khí và ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất và suy giảm chất lượng nước ngầm.
Quá trình sản xuất sản phẩm gốm sứ đã có những tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái và môi trường đất, ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và hóa học của đất. Việc sử dụng diện tích đất lớn xây dựng các lò, khu vực để phục vụ cho việc sản xuất gốm sứ gây thất thoát tài nguyên đất. Các loại phế phẩm, phế liệu đất nung, gốm, sứ vỡ, xỉ than,… không được xử lý khi vào môi trường đất rất khó phân hủy.
Ngoài ra, lượng hóa chất dùng để nâng cao chất lượng sản phẩm, các màu vẽ,… theo dòng nước thải ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm, suy thoái môi trường đất.
Bên cạnh việc gây ra ô nhiễm không khí, đất, nước thì quá trình sản xuất gốm sứ ở các làng nghề còn gây ra ô nhiễm tiếng ồn do các thiết bị trong quá trình sản xuất, tiếng động cơ xe vận chuyển nguyên vật liệu,… gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của người dân.
Lượng than sau khi nung bị thải bó, phế phẩm, phế liệu đất nung gốm, sứ vỡ… được vứt bỏ bên cạnh đường để đem đi đổ bỏ xuống sông hồ hay được dồn thành một đống.
Nước thải từ các nhà vệ sinh của hộ dân được đưa qua hầm tự hoại để xử lý sơ bộ trước khi dẫn về hố thu gom tập trung. Nước thải trong quá trình sản xuất được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi dòng thải để tránh làm tắc nghẽn hệ thống bơm. Sau khi về hố thu gom tập trung, nước thải làng nghề gốm sứ được dẫn qua bể lắng cát để loại bỏ các hạt đất cát có trong dòng thải, đất cát sau đó được thu hồi đưa về sân phơi cát.
Nước thải làng nghề gốm sứ sau đó được dẫn qua bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất thải có trong nước thải. Tại bể điều hòa có đặt thiết bị khuấy trộn tránh hiện tượng lắng cặn xuống đáy bể dẫn đến việc phân hủy yếm khí gây mùi hôi. Sau khi ra bể điều hòa, nước thải đucợ dẫn sang bể keo tụ tạo bông.
Tại bể keo tụ tạo bông, hóa chất NaOH, CaO được châm vào bể với liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của hóa chất này và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti từ bể phản ứng sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn tại bể keo tụ tạo bông có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng. Hỗn hợp nước và bông cặn hữu dụng tự chảy sang bể lắng 1.
Các hạt cặn sẽ lắng xuống đáy bể và được đưa về bể chứa bùn để xử lý định kỳ. Phần nước trong sau lắng được dẫn qua bể xử lý sinh học hiếu khí để phân giải chất hữu cơ có trong nước thải.
Tại bể Oxic, hệ thống sục khí giúp xáo trộn đều nước thải với bùn vi sinh giúp các vi sinh vật hiếu khí trong bể tiếp xúc được với các chất hữu cơ, sử dụng chúng làm nguồn dinh dưỡng để phát triển sinh khối. Các chất hữu cơ trong nước thải bị phân giải thành các hợp chất vô cơ đơn giản theo phản ứng sau:
VSV hiếu khí + CHC + O2 -> CO2 + H2O + sinh khối mới
Phần nước thải sau đó được dẫn qua bể lắng 2 để lắng cặn bùn sinh học vừa hình thành. Một phần bùn cặn được đưa về bể chứa bùn để xử lý định kỳ, một phần bùn sinh học được tuần hoàn về bể Aerotank để đảm bảo mật độ sinh khối vi sinh vật.
Phần nước trong sau lắng được đưa về bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh còn lại trong nước thải. Nước thải làng nghề gốm sứ có đầu ra đạt quy chuẩn xả thải cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT.
Quý doanh nghiệp hãy liên hệ tới Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển TM XD Thiên Long. Công ty chúng tôi với đội ngũ thạc sĩ, kỹ sư giàu kinh nghiệm đã đầu tư nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng khi xử lý nước thải làng nghề gốm sứ và tìm các phương án xử lý nước thải làng nghề gốm sứ chất lượng tốt nhất, chi phí hợp lý và thời gian nhanh nhất.