Xây Dựng Thiên Long

0965 565 579
xu ly moi truong
Japanese
chinese
Korean
English
Tiếng việt
Video
Hỗ trợ trực tuyến

0965 565 579 (Hotline bán hàng)

0899.450.339 (Tư vấn kỹ thuật)

Email: moitruongthienlongco@gmail.com

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Giá Liên Hệ
Hotline:  0965 565 579
Thông tin sản phẩm

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

Thuốc bảo vệ thực vật được xem là thần dược cho việc phòng ngừa sâu bệnh. Tuy nhiên, song song với lợi ích mà chúng mang lại là không ít những mối nguy hại đến thiên nhiên và sức khỏe con người. Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp thì ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cũng phát triển vượt bậc do nhu cầu ngày càng tăng.

Do đó, lượng phát sinh nước thải trong quá trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ngày càng cao, gây tác động trực tiếp đến môi trường xung quanh. Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải có hệ thống xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật triệt để trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Hãy cùng Thiên Long tham khảo qua công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật qua bài viết dưới đây nhé!

 

I. Tại sao cần phải có hệ thống xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật?

 

Tại nước ta, nông nghiệp là một ngành kinh tế trọng điểm, đóng góp không nhỏ vào cơ cấu kinh tế của đất nước. Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp chính là sự phát triển của các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật. Nó được xem là cứu tinh của ngành nông nghiệp, góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, đảm bảo năng suất cây trồng, mang lại lợi nhuận cho nông dân.

Bên cạnh những lợi ích mà thuốc bảo vệ thực vật mang lại là vô vàng những tác động xấu, rất nhiều nơi môi trường nước, môi trường đất, hệ sinh thái cùng các loài thủy sinh vật bị hủy diệt vì lượng thuốc bảo vệ thực vật này.

Nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật là một loại nước thải độc hại vô cùng độc hại bởi thành phần chất hóa học trong thuốc ảnh hưởng rất lớn đến môi trường bởi độc tính rất cao. Chính vì thế, cần phải có hệ thống xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật để góp phần hạn chế những tác động xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

 

II. Nguồn gốc phát sinh nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

 

Hệ thống xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu phát sinh từ quá trình sản xuất và sinh hoạt của công nhân:

  • Nước thải từ quá trình vệ sinh thiết bị, máy móc và nhà xưởng thường chứa các hợp chất có trong thành phần thuốc trừ sau như carbonat hữu cơ, phosphat hữu cơ,… các dung môi như xylen và các chất phụ gia như keo, cát,…
  • Nước thải từ quá trình rửa chai, bao bì và thùng chứa. Đối với các chai đã qua một lần sử dụng, doanh nghiệp sẽ mua lại từ các nguồn hàng để tái sử dụng. Các chai này được vệ sinh sạch trước khi sử dụng và sẽ làm phát sinh một lượng nước thải, và lượng nước thải này chỉ mang tính chất thời vụ.
  • Nước thải sinh hoạt của công nhân và nước thải sau bể tự hoại.

Bạn đang muốn thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật? Bạn đang muốn tìm kiếm một hệ thống phù hợp với quy mô công suất của doanh nghiệp? Đừng lo ngại, Thiên Long sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất. Quý khách hàng vui lòng cho chúng tôi biết thêm thông tin qua một vài câu hỏi khảo sát dưới đây, để cùng tìm ra giải pháp phù hợp nhất nhé!

 

BẢNG KHẢO SÁT TÍNH TOÁN GIÁ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

 

STT

CÂU HỎI KHẢO SÁT

1

Hệ thống hiện hữu: Làm mới, cải tạo, nâng công suất, di dời?

2

Ngành nghề sản xuất (sản xuất thuốc diệt cỏ, trừ sâu hay diệt nấm,..)?

3

Nguồn gốc phát sinh?

4

Giờ sản xuất: giờ /ngày, ca làm việc: ca/ngày?

5

Lưu lượng trung bình : m3/ngày đêm, lưu lượng tối đa: m3/ ngày đêm?

6

Tính chất nước thải : PH….., BOD (mg/l)……, COD(mg/l)….., TSS(mg/l)……., Amoni(mg/l)…., N(mg/l)……, Độ màu……?

7

Diện tích cho phép : Dài (m)….. x Rộng (m) …..x Cao (m)….. , diện tích m2 …….?

8

Đường ống thu gom: có hay không? (nếu có) chiều dài…., đường kính…., loại ống phi…..?

9

Đường ống thoát sau xử lý : có hay không? (nếu có) chiều dài….., đường kính.…., loại ống phi….…..?

10

Nguồn thải ra: Khu công nghiệp/ Cụm công nghiệp… Hệ thống thoát nước…….Kênh, rạch/ Ao hồ……, Khác…..?

11

Quy chuẩn áp dụng: QCVN 40:2011….., QCVN 14:2008….., Quy chuẩn khác……

12

Hình ảnh, video về hiện trạng vị trí phát sinh nước thải, bản vẽ mặt bằng vị trí lắp đặt nếu có?

13

Yêu cầu về vật liệu sản phẩm: Xây gạch, đổ bê tông, sắt, tole kẽm, hay inox gì?

14

Nguồn điện cấp cho tủ điện hệ thống, máy, chủ đầu tư kéo hay nhà cung cấp kéo? nếu nhà cung cấp kéo thì dài là bao nhiêu mét? dây bao nhiêu chấm, loại gì có yêu cầu không? Điện 220V hay 380V?

15

Nguồn nước cấp cho hệ thống, máy, chủ đầu tư kéo hay nhà cung cấp kéo ? nếu nhà cung cấp kéo thì dài là bao nhiêu mét? ống phi bao nhiêu, loại gì có yêu cầu không?

16

Vị trí lắp đặt xe cẩu, xe tải có lối vào để hạ máy không, hoặc lối vào bao nhiêu mét?

17

Khách hàng liên hệ từ: website …, Sự giới thiệu…..Mạng xã hội/Youtube…. Khác….?

18

Tiêu chí ưu tiên : Chất lượng……. Tiến độ…….Giá thành……Nhiều phương án……?

19

Địa chỉ lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật?

20

Yêu cầu khác nếu có? về tiêu chuẩn môi trường ?  ….

 

III. Thành phần nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

 

Thành phần nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thường là những chất hữu cơ độc hại, khó phân hủy.

 

BẢNG THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Nước thải sản xuất

Nước thải sau trộn HTXLNT

pH

-

9,21

6,5 - 7,5

SS

mg/l

286

57,2

COD

mgO2/l

3808

761,5

BOD5

mgO2/l

763

252

N tổng

mg/l

279

55,8

P tổng

mg/l

0,24

0,048

Dầu tổng

mg/l

15

3

Chất hoạt động bề mặt

mg/l

0,206

0,0412

Colifom

MPN/100ml

<3

<3

Hóa chất BVTV:

Carbaryl

Carbofuran

mg/l

KPH

KPH

 

IV. Ảnh hưởng của nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường

 

Tác động tiêu cực của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật là làm suy thoái chất lượng môi trường, gây nên hiện tượng phú dưỡng nước, ô nhiễm nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực.

Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất sẽ gây hại trực tiếp cho cây trồng. Đặc biệt là nhóm Clo có trong nó cực kỳ khó phân hủy trong nhiều năm. Điều này dẫn đến việc lượng tồn dư khi ở lại trong đất quá lâu sẽ sinh ra một hợp chất mới. Thường sẽ có độc tính cao hơn cả bản thân nó ban đầu.

 

V. Công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

 

1. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

2. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

 

Nước thải được dẫn về hệ thống xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo mương dẫn. Trước khi vào hố thu gom, nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô (bao bì, nhãn mác,…) để tránh làm tắc nghẽn bơm, ảnh hưởng đến hệ thống xử lý phía sau.

Sau đó, nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được bơm về bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đảm bảo cho các công trình sau hoạt động tốt. Tại đâycó đặt thiết bị sục khí để tránh lắng cặn, xảy ra hiện tượng phân hủy kỵ khí xảy ra trong bể.

Nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được châm axit H2SO4 để giảm pH xuống còn 3 trước khi qua bể oxic, nhằm tạo điều kiện thích hợp để đi vào bể oxi hóa bằng phương pháp Fenton nhằm oxi hóa các hợp chất vô cơ, các hợp chất khó phân hủy thành dễ phân hủy tạo điều kiện cho quá trình xử lý sinh học tiếp theo.

Trong giai đoạn này, chất oxi hóa H2O2 và xúc tác KMnO4 và FeSO4.7H2O sẽ được bổ sung để phản ứng oxi hóa diễn ra.

Nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật  lại tiếp tục được dẫn về bể lắng 1 để lắng bùn cặn sinh ra từ quá trình oxi hóa trên cũng đồng thời điều chỉnh pH về trung tính để cho các vi sinh vật trong bể xử lý sinh học hoạt động tốt.

Sau đó, nước thải được đưa vể bể Oxic để xử lý các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Tại đây, các chất hữu cơ có trong nước thải được phân hủy bằng các vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở dạng lơ lửng với mật độ cao (bùn hoạt tính) trong điều kiện sục khí. Sự phân hủy chất hữu cơ diễn ra theo phương trình phản ứng sau:

CHC + VSV hiếu khí + O2 và H2O + CO2 + sinh khối mới

Hiệu suất xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sau khi qua bể sinh học hiếu khí bùn hoạt tính COD, BOD đạt khoảng 85 – 90%.

Từ bể Oxic, nước thải được đưa qua bể lắng 2 để lắng bùn sinh học. Một phần cặn bùn sẽ được đưa về bể chứa bùn để xử lý, một phần bùn cặn sẽ được tuần hoàn lại về bể Oxic để đảm bảo mật độ sinh khối cho vi sinh vật. Đồng thời, nước tách bùn được tuần hoàn lại hố thu gom để xử lý.

Nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sau khi qua bể lắng 2 sẽ được đưa qua bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Nước thải đầu ra sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải cho phép theo quy định xả thải của QCVN 40:2011/BTNMT.

Trên đây là công nghệ xử lý nước thải sản xuất thuốc bảo vệ thực vật Thiên Long chúng tôi đã đề cập đến để quý khách hàng có thể dễ dàng tham khảo và tìm hiểu.

 

Dịch vụ xử lý vấn đề môi trường tại – Công ty TNHH Đầu Tư Phát triển TM XD Thiên Long

 

Với phương châm “Uy tín tạo nên chất lượng” mỗi sản phẩm, mỗi dự án lắp đặt cho khách hàng đều được Thiên Long thực hiện bằng cả tâm huyết. Chúng tôi cam kết tất cả sản phẩm Thiên Long được làm từ nguyên liệu chất lượng, ứng dụng công nghệ và giải pháp tiên tiến nhất hiện nay. Khách hàng mang đến Thiên Long bài toán môi trường của mình, Thiên Long gửi lại lời giải tiết kiệm và tối ưu nhất cho khách hàng.

Qúy doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác công ty để thi công lắp đặt hệ thống xử lý vấn đề môi trường hoặc quan tâm đến các hạng mục khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0965 565 579.

 

 

Sản phẩm cùng loại
Hãy gọi cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua zalo
Facebook messenger

0965 565 579

Hỗ trợ online